GIÁ BÁN ĐIỆN NĂNG

21-09-2015 - 11:44 PM - Lượt xem: 3153

Giá bán điện năng

Tổng Công ty Điện lực TP.HCM trân trọng thông báo đến Quý khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM: Kể từ 2018, biểu giá bán điện mới được áp dụng để tính toán tiền sử dụng điện của Quý khách hàng như sau:

 1/ Biểu giá điện bán lẻ

a) Các ngành sản xuất

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1.1

Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

 

 

a) Giờ bình thường

1.434

 

b) Giờ thấp điểm

884

 

c) Giờ cao điểm

2.570

1.2

Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.452

 

b) Giờ thấp điểm

918

 

c) Giờ cao điểm

2.673

1.3

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.503

 

b) Giờ thấp điểm

953

 

c) Giờ cao điểm

2.759

1.4

Cấp điện áp dưới 6 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.572

 

b) Giờ thấp điểm

1.004

 

c) Giờ cao điểm

2.862

 Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV.

b) Khối hành chính, sự nghiệp 

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông

 

 

Cấp điện áp từ 6 kV trở lên

1.531

 

Cấp điện áp dưới 6 kV

1.635

2

Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính sự nghiệp

 

 

Cấp điện áp từ 6 kV trở lên

1.686

 

Cấp điện áp dưới 6 kV

1.755

c) Kinh doanh

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Cấp điện áp từ 22 kV trở lên

 

 

a) Giờ bình thường

2.254

 

b) Giờ thấp điểm

1.256

 

c) Giờ cao điểm

3.923

2

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 

 

a) Giờ bình thường

2.426

 

b) Giờ thấp điểm

1.428

 

c) Giờ cao điểm

4.061

3

Cấp điện áp dưới 6 kV

 

 

a) Giờ bình thường

2.461

 

b) Giờ thấp điểm

1.497

 

c) Giờ cao điểm

 4.233

 d) Sinh hoạt

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.549

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.600

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.858

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.340

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.615

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.701

2

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước

2.271

 Đối với sinh viên và người lao động thuê nhà để ở: 

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

- Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

2/ Biều giá bán buôn điện

 1. Nông thôn

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Sinh hoạt

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.285

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.336

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.450

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

1.797

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.035

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.120

2

Mục đích khác

1.368

 2. Khu tập thể, cụm dân cư  

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Thành phố, thị xã

 

1.1

Sinh hoạt

 

1.1.1

Trạm biến áp do Bên bán điện đầu tư

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.443

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.494

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.690

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.139

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.414

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.495

1.1.2

Trạm biến áp do Bên mua điện đầu tư

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.421

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.472

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.639

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.072

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.330

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.437

1.2

Mục đích khác

1.380

2

Thị trấn, huyện lỵ

 

2.1

Sinh hoạt

 

2.1.1

Trạm biến áp do Bên bán điện đầu tư

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.391

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.442

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.601

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.027

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.280

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.357

2.1.2

Trạm biến áp do Bên mua điện đầu tư

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.369

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.420

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.564

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

1.939

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.197

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.271

2.2

Mục đích khác

1.380

3. Giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Giá bán buôn điện sinh hoạt

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.518

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.568

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.821

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.293

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.563

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.647

2

Giá bán buôn điện cho mục đích khác

 

 

a) Giờ bình thường

2.328

 

b) Giờ thấp điểm

1.416

 

c) Giờ cao điểm

4.004

 4. Khu công nghiệp

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Giá bán buôn điện tại thanh cái 110 kV của trạm biến áp 110 kV/35-22-10-6 kV

 

1.1

Tổng công suất đặt các MBA của trạm biến áp lớn hơn 100 MVA

 

 

a) Giờ bình thường

1.380

 

b) Giờ thấp điểm

860

 

c) Giờ cao điểm

2.515

1.2

Tổng công suất đặt các MBA của trạm biến áp từ 50 MVA đến 100 MVA

 

 

a) Giờ bình thường

1.374

 

b) Giờ thấp điểm

833

 

c) Giờ cao điểm

2.503

1.3

Tổng công suất đặt các MBA của trạm biến áp dưới 50 MVA

 

 

a) Giờ bình thường

1.367

 

b) Giờ thấp điểm

830

 

c) Giờ cao điểm

2.487

2

Giá bán buôn điện phía trung áp của trạm biến áp 110/35-22-10-6 kV

 

2.1

Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.424

 

b) Giờ thấp điểm

901

 

c) Giờ cao điểm

2.621

2.2

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.474

 

b) Giờ thấp điểm

934

 

c) Giờ cao điểm

2.705

  5. Bán buôn cho đơn vị bán lẻ điện tại chợ: 2.200 đ/kWh

* Giá điện tăng trong tháng 3/2019

Lý do khiến giá điện tăng 8,36% trong tháng 3

Yếu tố mấu chốt quyết định đến điều chỉnh giá điện được EVN đưa ra là do tổng chi phí của tập đoàn này đội lên khoảng 20.735 tỷ đồng.

Ngày 5/3, trả lời VnExpress, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Công Thương cho biết Bộ này đã lên phương án về tăng giá điện với "mức tăng trên 8%". Cụ thể, giá điện sẽ tăng 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành, từ 1.720,65 đồng lên 1.864,04 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Phương án tăng này dự kiến sẽ điều chỉnh ngay trong tháng 3/2019.

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, đáng lý giá điện đã phải tăng trong năm 2018 nhưng vì nhiều lý do đã dời lại sang năm nay. Trong 10 năm qua giá điện đã tăng 7 lần, lần tăng mạnh nhất là 15,28% năm 2011, thấp nhất là mức tăng 5% 2012 - 2013. 

Lý do để nhà chức trách đề xuất tăng giá lần này là kết quả sản xuất kinh doanh điện của năm 2017. Tại họp báo công bố giá thành sản xuất điện năm 2017 cuối năm 2018, Bộ Công Thương cho biết, doanh thu bán điện năm 2017 của EVN gần 290.000 tỷ đồng, trong khi chi phí sản xuất kinh doanh điện gần 291.300 tỷ. Sau khi cộng tất cả thu chi của EVN năm 2017, tập đoàn này lỗ khoảng 2.220 tỷ đồng.

Song, kết quả sản xuất kinh doanh điện chỉ là một yếu tố để điều chỉnh giá điện. Yếu tố mấu chốt được nhắc tới là tổng chi phí bị "đội" lên năm 2018 và 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng 20.735 tỷ đồng. Bóc tách dữ liệu này trong một cuộc họp của Ban chỉ đạo giá, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công Thương cho biết, năm 2018 chi phí tăng thêm trong cơ cấu tính giá điện khoảng 5.483 tỷ đồng, gồm chênh lệch tỷ giá năm 2017 là 3.071 tỷ đồng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỷ và giá khí trong bao tiêu theo thị trường tăng thêm 1.910 tỷ.

Năm 2019, ngành điện ước tính phát sinh chênh lệch tỷ giá năm 2018 là 3.516 tỷ đồng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 502 tỷ, giá khí bao tiêu thực hiện theo thị trường năm 2019 tăng thêm khoảng 10.500 tỷ đồng... Tổng chi phí đội lên năm 2019 sẽ là 15.252 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn khoản chênh lệch tỷ giá treo lại từ năm 2015 dự kiến phân bổ cho năm 2019 khoảng 734 tỷ đồng. Giá than bán cho điện tăng 5% từ đầu năm 2019 dự tính cũng làm chi phí sản xuất điện tăng khoảng 5.500 tỷ đồng. Các khoản "đội" thêm này chưa gồm chi phí tăng thêm khi phải nhập khẩu than dùng cho sản xuất điện, mà theo tính toán của EVN nếu áp dụng giá than trộn (than nhập khẩu về pha trộn trong nước) như đề xuất của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, chi phí mua điện năm 2019 sẽ bị đội thêm gần 1.500 tỷ đồng. Trong số này, than trộn mua từ TKV tăng gần 1.063 tỷ, than mua từ Tổng công ty Đông Bắc tăng 435,2 tỷ đồng. 

Với các thông số đầu vào nêu trên, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định, phương án giá điện "đã được xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau, các phương án được cân nhắc với mục tiêu là đưa vào dần các chi phí còn treo, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, có xem xét đến tình hình kinh tế vĩ mô". 

Bình luận về dự kiến tăng giá điện, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc tăng giá điện là khó tránh khỏi khi mặt hàng này đã bị kìm giá thời gian dài qua, nhưng lưu ý cơ quan quản lý cần đánh giá tác động đầy đủ việc tăng giá lần này tới các khu vực sản xuất, do điện là nguyên liệu đầu vào chính của tất cả các ngành, lĩnh vực.

Trong khi các chi phí phát sinh đầu vào sản xuất điện khá lớn, nhưng ở lần tăng giá điện lên 8,36% tới đây số này chưa được phân bổ hết vào giá thành, bởi nếu phân bổ hết thì mức tăng có thể sẽ lớn hơn. "Mức độ phân bổ sẽ được xem xét trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của điều chỉnh giá điện tới chỉ số CPI, GDP, cũng như tới các ngành nghề sản xuất, hộ sinh hoạt", Cục Điều tiết điện lực thông tin.

Trước lo lắng việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, tăng trưởng và các hộ tiêu thụ điện lớn như sản xuất thép, xi măng, tôn... Bộ Công Thương cho biết các phương án điều chỉnh đã được cơ quan này tính toán để đảm bảo tác động là ít nhất. Ước tính, việc tăng giá điện thêm 8,36% vào cuối tháng 3 sẽ làm tăng CPI 0,26 - 0,31%, làm giảm GDP 0,22 - 0,25% và khiến chỉ số sản xuất (PPI) tăng 0,15-0,19%.

"Tăng giá điện lần này nhằm lành mạnh hoá thị trường điện khi cơ cấu nguồn điện huy động từ khí, điện than đắt hơn, mức tiêu thụ tăng 10% trong khi các dự án điện ngoài EVN bị chậm, không đáp ứng đủ nhu cầu cung ứng, tiêu dùng", ông Vượng nói.

Ông cũng cho biết với mức giá hiện 7,4 cent một kWh và sẽ tăng lên khoảng 8 cent sau điều chỉnh tới đây, thì giá điện Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực, thế giới. Cụ thể, giá điện Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 8,1%, thấp hơn Lào trên 18%, Indonesia khoảng 26,5%...

"Giá điện Việt Nam sau tăng giá cũng chỉ ngang bằng với giá điện của Trung Quốc, Ấn Độ", ông Vượng cho hay. Việc giá điện Việt Nam thấp hơn các nước cũng là điểm thiếu hấp dẫn được các nhà đầu tư nhiều lần nêu là nguyên do khiến họ không mặn mà rót vốn đầu tư các dự án ngành này.

Đợt tăng giá điện gần nhất là ngày 1/12/2017 với mức tăng 6,08%, đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.720,65 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Như vậy giá bán lẻ điện sẽ được điều chỉnh sau hơn một năm kìm hãm.

Ngày 20-3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019, với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh). 

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Nguyễn Anh Tuấn cho biết, mức tăng 8,36% này, với 6 bậc thang sử dụng cho khách hàng sinh hoạt: bậc 1 từ 0 - 50kWh, người tiêu dùng sử dụng đến 50kWh sẽ chịu chi phí tăng thêm khoảng 7.000 đồng; bậc 2 từ kWh 51-100, người tiêu dùng sử dụng đến 100kWh phải trả thêm khoảng 14.000 đồng, tăng 8,4%; bậc 3 từ kWh 101-200, người tiêu dùng nếu sử dụng đến 200kWh phải trả thêm 31.600 đồng; bậc 4 từ 201 – 300 kWh thì khách hàng phải trả thêm khoảng 53.100 đồng; với mức trên 400kWh thì khách hàng trả thêm khoảng 77.200 đồng. 
 
Theo EVN, hiện nay có hơn 25,8 triệu khách hàng; trong đó 35,6% sử dụng dưới 100kWh; mức trên 300 kWh chỉ có chưa đến 15%; trên 400 kWh chiếm 7,1%... Do vậy, thiết thế giá điện theo bậc thang để hỗ trợ hộ nghèo sử dụng điện bậc thấp, đồng thời khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
 
Đối với hộ nghèo, sử dụng điện không quá 50kWh thì Chính phủ hỗ trợ hơn 50.000 đồng/tháng, với 2,11 triệu hộ nghèo, chính sách, ngân sách nhà nước đang chi 1.274 tỷ đồng hỗ trợ.
 
Hiện nay, EVN đang bán điện đến hơn 1,4 triệu khách hàng sản xuất, ở mức tăng 8,36%, mỗi hộ trả thêm bình quân 12,39 triệu, tăng 869.000 đồng/tháng.
 
Bộ Công Thương cũng đã thực hiện khảo sát với các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, sử dụng điện nhiều, các hộ sản xuất xi măng có thể trả thêm 7,19% tương đương 13 triệu đồng/tháng, nhưng có khách hàng tăng 8,44% và trả 95 triệu đồng/tháng. Với ngành thép, trong các khách hàng sử dụng ít thì tăng khoảng 7,3%, tương đương 50 triệu đồng/tháng.
 
Ngày 18-12-2018, Bộ ban hành quyết định quyết định cơ cấu nguồn thuỷ điện 31% nhiệt điện than 46% tuabin khí 18,6%, và huy động dầu khoảng 0,6%. Điện mặt trời trong năm nay với nguồn năng lượng tái tạo mới huy động khoảng 1,2% tổng sản lượng điện sản xuất của cả nước. Theo đó, giá nhiên liệu đầu vào, từ 5-1-2019 giá than bán cho sản xuất điện tăng từ 2,61% đến hơn 7% tuỳ từng loại than, tăng chi phí phát điện lên hơn 3.000 tỷ đồng. Giá than năm nay được điều chỉnh đồng thời với giá điện hôm nay, than của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản (EVN) tăng hơn 3% và Tổng công ty Đông Bắc hơn 5% tăng hơn 2.000 tỷ đồng. Một số nhà máy điện của EVN và nhà máy điện ngoài sử dụng than trộn trong nước và nhập ngoại, là than mua của TKV tăng khoảng hơn 1.900 tỷ đồng. Năm 2019 chúng ta chính thức thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường đối với than, đây là những yếu tố tác động tăng giá đối với than.
 
Cùng ngày điều chỉnh giá điện, toàn bộ khí bán cho nhà máy điện bao gồm trong và trên bao tiêu đều thực hiện theo giá thị trường.
 
Bên cạnh đó, EVN phải thanh toán nhiều khoản bằng ngoại tệ… yếu tố tính toán mức tăng giá điện từ chi phí đầu vào điều chỉnh giá điện trên cơ sở tất cả tiêu chí đầu vào, tính toán phân bổ chênh lệch tỷ giá còn treo.
 
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đinh Quang Tri cho biết, tăng giá điện, EVN thu được hơn 20.000 tỷ, chi trả cho chênh lệch giá khí trong bao tiêu gần 6.000 tỷ, EVN sẽ chi trả cho PVGas, chênh lệnh tỷ giá ngoài EVN là hơn 3.000 tỷ đồng, thanh toán cho nhà đầu tư về quyền khai thác tài nguyên nước trong giá điện trước đây chưa có, các chi phí dầu chênh lệch mua điện tăng lên cũng phải thanh toán bổ sung...
 
Ở lần tính giá lần này, Bộ Công Thương đã thực hiện đầy đủ theo quy định nhà nước, thực hiện theo Quyết định 24 của Chính phủ, dựa trên báo cáo của EVN và Bộ Tài chính, kiểm tra các thông số đầu vào như thuế, chi phí giá,... để đưa ra quyết định tăng giá.  
 
Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN thực hiện công bố công khai và thực hiện việc điều chỉnh giá điện đến tất cả các hộ sử dụng điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT. Đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ về tổ chức, quản lý, đầu tư hiện đại hóa công nghệ phát triển nguồn và lưới điện, kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí và áp dụng các giải pháp dể giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí thường xuyên; triển khai đầy đủ, đồng bộ và phổ biến cho các đơn vị trực thuộc các nội dung của Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 8-3-2018; EVN khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các cơ chế điện, cơ chế khuyến khích tài chính phủ hợp với các chương trinh quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện được duyệt, báo cáo Bộ Công Thương xem xét quyết định...
 
Bộ Công Thương cho biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân các năm nói chung và điều chỉnh giá điện năm 2019 nói riêng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30-6-2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, đảm bảo nguyên tắc giá điện được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ. Sau khi có kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2017 và Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2019, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN xây dựng các phương án giá điện năm 2019 theo các thông số đầu vào để tính toán giá điện và phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá còn treo theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. Các phương án giá điện đã được Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét theo quy định và cũng đã được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thường trực Chính phủ. Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá tác động của việc tăng giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP). 
 
Bộ Công Thương cũng cho biết, Phương án giá điện năm 2019 đã được xây dựng theo các thông số đầu vào để tính toán giá điện và phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá còn treo theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. 
 
Cụ thể, cơ cấu nguồn điện huy động trong năm 2019, trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 dự kiến khoảng 6,8%, dự báo tổng sản lượng điện thương phẩm sẽ đạt 211,9 tỷ kWh, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4677/QĐ-BCT ngày 18-12-2018 về Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2019, với cơ cấu các loại hình nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí, nhiệt dầu, các nhà máy điện mặt trời, gió, sinh khối. Trong phương án tính giá điện, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN cập nhật tình hình thủy văn, mực nước các hồ thủy điện, tiến độ các nhà máy điện theo thực tế đến hết tháng 1-2019.
 
Trong phương án giá điện năm 2019 đã đưa vào tính toán các chi phí đầu vào có tác động đến giá điện, như: Giá than nội địa, giá than pha trộn giữa than nhập khẩu với than sản xuất trong nước của một số nhà máy điện. Tính toán giá than nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện theo dự báo của Ngân hàng thế giới giảm khoảng 7,41% so với năm 2018.
 
Giá khí cung cấp cho các nhà máy điện cũng được tính toán theo dự báo của Ngân hàng thế giới và điều chỉnh giá khí một số nhà máy điện để 100% các nhà máy tuabin khí sẽ thực hiện mua khí theo giá thị trường; thuế bảo vệ môi trường đối với than và dầu tăng thêm kể từ ngày 1-1-2019 theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 ngày 26-9-2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tỷ giá năm 2019 giữa VND với các ngoại tệ như USD, Euro, Yên Nhật…sẽ được tính toán trên cơ sở số liệu thực tế của năm 2018 và dự báo tỷ giá năm 2019.
 
Các khoản chi phí còn treo chưa được đưa vào giá điện trong các năm trước (chênh lệch tỷ giá). Mức độ phân bổ được xem xét trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cũng đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến các ngành nghề sản xuất và các hộ sinh hoạt.
 
Riêng đối với các hộ nghèo, hộ chính sách nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ các hộ nghèo, hộ chính sách, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, theo đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/ tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
 
Với các thông số đầu vào nêu trên, phương án giá điện đã được xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Các phương án được cân nhắc với mục tiêu là đưa vào dần các chi phí còn treo, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, có xem xét đến tình hình kinh tế vĩ mô. Các phương án giá điện đã được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.  
 
Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá tác động của các phương án điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), cụ thể các phương án điều chỉnh giá điện làm tăng CPI trong khoảng từ 0,26% - 0,31%, làm tăng PPI trong khoảng từ 0,15% - 0,19%, làm giảm GDP trong khoảng từ 0,22% - 0,25%. 
 
Mức độ phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá còn treo sẽ được xem xét trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cũng như đến các ngành nghề sản xuất và các hộ sinh hoạt.
 
Để công tác công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện, từ ngày 22-4-2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT về việc tăng cường công khai, minh bạch đối với hoạt động kinh doanh điện. Theo đó, định kỳ hàng tháng, hàng quý, Bộ Công Thương đã thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương về tỷ giá USD, giá than, giá dầu trong nước và thế giới, giá khí, cơ cấu sản lượng điện mua, giá mua điện bình quân hàng tháng, phụ tải cực đại và công suất khả dụng của hệ thống điện, v.v.
 
Theo Cục Điều tiết Điện lực, thống kê giá điện 25 nước năm bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, thì giá điện của Việt Nam năm 2018 đang ở mức 0.074 USD/kWh, thấp nhất trong số các nước được thống kê. 
 
So sánh giá điện năm 2018 của Việt Nam so với các nước trong khu vực được thống kê cho thấy, giá điện của Việt Nam đạt 91,9% so với giá điện của Trung Quốc, Ấn Độ; 81,7% so với giá điện của Lào; 73,5% so với giá điện của Indonesia; 50,4% so với giá điện của Philippine và 38,7% so với giá điện của Campuchia.
 
* Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC) không ngừng cải tiến, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện một cửa, một thủ tục, rút gắn thời gian cấp điện và giảm chi phí cho khách hàng.
Theo EVN HCMC, trong những tháng đầu năm 2019, Tổng công ty đã cấp điện cho hàng trăm trạm biến áp chuyên dùng với thời gian giải quyết bình quân 3,15 ngày. Đó là kết quả của việc liên tục cải tiến, triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá về rút ngắn thời gian tiếp cận điện cho khách hàng. Theo đó, khách hàng có nhu cầu cấp điện chỉ cần đăng ký mua điện, ngành điện sẽ cấp điện với công suất và thời gian theo yêu cầu của khách hàng.
 
EVN HCMC cũng đã cải tiến quy trình cấp điện qua lưới điện trung áp. Theo đó, nâng công suất sử dụng của khách hàng được cấp điện trên lưới hạ áp từ 120 KVA lên 160 KVA, thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc. Trường hợp có trồng trụ hoặc kéo cáp ngầm thì thời gian giải quyết không quá 7 ngày làm việc. Khách hàng cũng được miễn phí trong quá trình giải quyết dịch vụ cấp điện.
 
Với các khách hàng có nhu cầu sử dụng phụ tải lớn hơn 160 KVA, phải thực hiện đầu tư trạm chuyên dùng thì ngành điện sẽ chịu toàn bộ chi phí đầu tư công trình cấp điện cho khách hàng, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ kinh doanh bất động sản); khách hàng chỉ thực hiện một thủ tục đăng ký cung cấp điện, ngành điện thực hiện tất cả các thủ tục đầu tư, đóng điện với tổng thời gian thực hiện không quá 13 ngày làm việc.
 
Đối với công trình do khách hàng tự đầu tư, thời gian giải quyết các thủ tục thuộc trách nhiệm của ngành điện là không quá 3 ngày làm việc và của các cơ quan quản lý nhà nước không quá 5 ngày làm việc; khách hàng chỉ thực hiện 2 thủ tục đăng ký cung cấp điện và nghiệm thu đóng điện với ngành điện và 1 thủ tục về thỏa thuận hướng tuyến cấp phép thi công với Sở Giao thông vận tải.
 
Theo ông Phạm Quốc Bảo - Tổng giám đốc EVN HCMC, ngành điện đã triển khai nhiều giải pháp rút ngắn thời gian cũng như các thủ tục thuộc lĩnh vực của ngành điện và chủ động phối hợp với các sở, ngành đề xuất các giải pháp bỏ bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ… Đồng thời, xây dựng quy định "một cửa liên thông". Khách hàng có nhu cầu cấp điện chỉ cần gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng, hoặc tổng đài 1900545454 hay giao dịch tại quầy, mọi việc còn lại sẽ do ngành điện thu xếp. Tổng công ty cũng phân cấp cho các công ty điện lực được quyết định đầu tư cấp điện chuyên dùng không giới hạn công suất để chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp điện của khách hàng.
 
Đến nay, EVN HCMC đã triển khai cung cấp 100% loại hình dịch vụ điện trực tuyến; tỷ lệ giải quyết trực tuyến đầu năm 2019 đạt trên 99,66%. Thông qua liên kết giữa EVN HCMC với các ngân hàng, doanh nghiệp thu hộ; hiện trên địa bàn thành phố đã có 6.857 điểm thanh toán tiền điện, phục vụ trực tiếp cho khách hàng 24/7. Tỷ lệ thanh toán tiền điện bằng hình thức điện tử hiện nay đã đạt trên 87%.
 
Hiện EVN HCMC có trên 2,449 triệu khách hàng; điểm hài lòng khách hàng (qua khảo sát của tư vấn độc lập) đạt 8,33/10 điểm. EVN HCMC đã lắp đặt điện kế điện tử thu thập dữ liệu từ xa cho hơn 400.000 khách hàng, chiếm khoảng 20% tổng số điện kế trên lưới và đặt mục tiêu hoàn tất lắp đặt cho 100% khách hàng vào năm 2022.
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN