Hotline liên hệ:

0989 247 510

Tìm hiểu và chia sẻ kiến thức ngành Điện

Mục lục
    Điện công nghiệp là một trong những ngành học có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay.

    Điện công nghiệp là một trong những ngành học có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay.

    Ngành Điện công nghiệp hướng đến các hoạt động sản xuất, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, lưới điện. Thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất, các hệ thống tự động hóa trong nhà máy, các hệ thống điều khiển thông minh, …. Một ngành có cơ hội phát triển rất mạnh khi chúng ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập với thế giới

    • Có kiến thức về vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống cung cấp điện, các hệ thống, dây chuyền sản xuất, cũng như các thiết bị, khí cụ điện, khí nén, thủy lực….
    • Kỹ năng thực hành: thiết kế, thi công các hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống báo cháy,… cho các nhà xưởng, tòa nhà, cao ốc.
    • Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và những thiết bị, khí cụ điện, khí nén, thủy lực.

    - Trang bị kiến thức cơ bản về an toàn lào động, vệ sinh công nghiệp, về tổ chức sản xuất, khả năng thích ứng với thay đổi của công nghệ, khả năng tự học. Có lòng yêu nghề, say mê nghề nghiệp, có tính kỷ luật cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    1/ HƯỚNG DẪN ĐO ĐIỆN TRỞ ĐẤT

     

    Vậy điện trở đất là gì? Về cơ bản, đây là điện trở của một khối đất dạng lập phương có kích thước nhất định bằng 1m3. Trong đó có sự lưu thông của những dòng điện chạy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện khác được gọi là điện trở đất

     

     

    TRƯỜNG HỢP 1: KHOẢNG CÁCH TỪ HỘP KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ ĐẾN GIẾNG TIẾP ĐỊA TỪ 9-10M

    Bước 1: Kẹp que xanh của máy đo điện trở vào hộp kiêm tra điện trở (nhớ tháo dây từ hộp kiểm tra điện trở tới kim thu sét ra để tránh điện áp từ máy đó đi ngược lên kim thu sét)
    Bước 2: Đo khoảng cách từ 4-5M (bám dọc theo dây thoát sét chôn ngầm dưới đất)
    Lưu ý: cách từ 0.5m đến 1M so với dây thoát sét chôn ngầm. Ta đóng cọc và kẹp dây màu vàng của máy đo điện trở đất
    Bước 3: Đo khoảng cách từ 4-5M (bám dọc theo dây thoát sét chôn ngầm dưới đất)
    Lưu ý: cách từ 0.5m đến 1M so với dây thoát sét chôn ngầm. Ta đóng cọc và kẹp dây màu đỏ của máy đo điện trở đất
    Bước 4: Gạt thang đo lên 2.000 ohm sau đó nhấn nút đỏ và xoay nút đỏ theo chiều ghi trên đồng hồ
    Bước 5: Quan sát giá trị đo nếu số chưa hiển thị thì sẽ gạt về thang đo nhỏ hơn để đồng hồ hiển thị
    Bước 6: Ghi lại giá trị đo được

    TRƯỜNG HỢP 2: NẾU KHOẢNG CÁCH TỪ HỘP KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ ĐẤT TỚI GIẾNG TIẾP ĐỊA QUÁ GẦN
    thì ta sẽ tiến hành đóng theo hình tam giác (khoảng cách giữa các cọc dao động từ 4-5m)

    Cách đó sẽ tiến hành như trường hợp 1

    HƯỚNG DẪN ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CHO TỦ ĐIỆN

    Việc kiểm tra điện trở cách điện cho tủ điện công nghiệp thực sự rất cần thiết, chính vì vậy mình xin chia sẻ cách đo điện trở cách điện bằng đồng hồ Hioki và Kyoritsu để mọi người cùng tham khảo

    LƯU Ý: KHI ĐO MỌI NGƯỜI SẼ NGẮT TẢI VÀ NGUỒN ĐIỆN RA ĐỂ ĐO NHÉ (Vì khi đó đồng hồ sẽ phóng ra điện áp 1000V nếu có tải sẽ gây ảnh hưởng cũng như hư hại thiết bị)

    KHI BẠN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ HIOKI ĐỂ ĐO

    Bước 1: Kẹp dây đen vào cực nối đất (tiếp địa) của vỏ tủ, còn que màu đỏ mình sẽ kết nối vào pha A
    Bước 2: Vặn lên thang 1000V sau đó đồng hồ yêu cầu xác nhận điện áp đo mình nhấn nút Release để xác nhận
    Bước 3: Gạt miếng Measure lên theo hình chữ lock
    Bước 4: Ghi lại giá trị đó được

    Tương tự đo các pha còn lại với cực nối đất
    hoặc pha với pha, nếu đồng hồ hiển thị O.F (giá trị thực cao hơn so với giá trị cài trên đồng hồ), mình bấm nút COMP thì đồng hồ sẽ thay đổi giá trị cài trên đồng hồ như 0.1MG, 5MG, 10MG, 1000MG, 2000MG

     

    Với đồng hồ Kyoritsu mình thực hiện tương tự các bước ở trên nhưng mình bấm nút tròn đỏ sau đó xoay theo hình mũi tên để giữ trạng thái đo

    Chúc mọi người thực hiện thành công

    2/ RECLOSER LÀ GÌ

    Recloser là một thiết bị điện, còn được gọi là máy cắt tự đóng lại (tự động đóng lại), hoạt động chính xác, độ tin cậy cao và kinh tế được sử dụng cho hệ thống phân phối lưới điện lên đến cấp điện áp 38kV. Recloser thường được trang bị cho các đường trục chính, công suất lớn và đường dây dài có giá trị cao. Đối với hệ thống điện, Recloser là tập hợp của các bộ phận sau:

    • Bảo vệ quá tải
    • Tự đóng lại
    • Thiết bị đóng cắt
    • Điều khiển bằng tay

    Nguyên lý hoạt động

    Về bản chất, Recloser là máy cắt thông thường có kèm theo bộ điều khiển cho phép lập trình số lần đóng lặp đi lặp lại theo yêu cầu xác định trước. Đồng thời sẽ đo và lưu trữ các giá trị quan trọng như P,U,I, thời điểm ngắt mạch,….

    Khi xuất hiện ngắn mạch, Recloser mở ra ( cắt mạch ), sau một khoảng thời gian t1 ( cài đặt ban đầu ) nó sẽ tự động đóng lại. Lúc này, nếu sự cố còn tồn tại, recloser sẽ tiếp tục mở mạch, sau thời gian t2 recloser sẽ tự động đóng mạch. Cứ như vậy, recloser hoạt động theo đúng chương trình được cài đặt ban đầu và lần thứ 3 sẽ ngắt hẳn mạch ra khỏi hệ thống điện. Và số lần cắt và thời gian đóng cắt do người sử dụng lập trình có thể thay đổi

    Ở Việt Nam đang dùng các loại recloser nào?

    Tại thị trường Việt Nam, hiện nay đang sử dụng chính là các Recloser của các hãng: Nulec (Schneider), Siemen, F6, FXB/FXA (Cooper), VR3S (ABB),….